Friday, September 14, 2018

“MẮC” QUÁ!

“MẮC” QUÁ!



Trong lúc dạo phố một buổi chiều và nhìn thấy một phụ nữ Arập có bộ ngực tuyệt mỹ, lão Do Thái nói:
– Này cô, cô có thể cho tui cắn cặp zú của cô với giá 100 đô được không?   
Cô nàng trả lời “Bộ mày khùng hả?”, rồi bỏ đi.
Lão Do Thái chạy ngược chiều để đón cô nàng ở góc đường, rồi đề nghị:
– Liệu tui có thể cắn cặp zú của cô cho 1,000 đô được không?
Cô nàng nghiêm mặt nói:
– Này anh bạn, tui hổng phải là hạng liền bà đó, hiểu chưa?
Lão Do Thái tiếp tục chạy ngược chiều để chặn cô nàng ở góc đường lần nữa rồi đề nghị:
– Tui chỉ cắn 1 cái với 10.000 đô, được không?
Suy nghĩ một lát, cô nàng nói:
– Uh...10 ngàn đô, OK, cắn một cái thôi nhé, nhưng không phải ở đây; chúng ta hãy lại hẽm tối ở đằng kia.
Đến nơi, cô nàng cổi áo để lộ ra một cặp nhũ hoa đẹp nhất trần đời.
Sau khi nhìn thấy, lão Do Thái mơn trớn, bóp nhè nhẹ, hôn, liếm cặp zú của cô nàng, rồi úp mặt vào đó, nhưng không hề cắn.
Cảm thấy khó chịu, cô gái hỏi:
– Này anh bạn, có chịu cắn hay không, thì bảo?
Lão Do Thái cười đểu:
– Không, 10 ngàn đô thì mắc quá!


TOO EXPENSIVE
An Old Jewish man is walking down the street one afternoon when he sees an Arab with perfect breasts.                              
He says to her, "Hey miss, would  you let me BITE your breasts for $100?"
"Are you nuts?!" she replies, and keeps walking away.   
He  turns around, runs around the block and gets to the corner before she does.
"Would  you let me bite your breasts for $1,000?" he asks  again.
"Listen, man; I'm not that kind of woman! Got it?"   
So  the little old Jewish man runs around the next block and faces her again.
"Would  you let me bite your breasts –   just once – for $10,000?!"
She  thinks about it for a while and says, "Hmm, $10,000... OK, just once, but not here. Let's go to that dark alley over there."   
So  they go into the alley, where she takes off her blouse to reveal the most perfect breasts in the world. As soon as he sees them, he grabs them and starts caressing them, fondling them slowly, kissing them, licking them, burying his face in them –  but not biting them.
The woman finally gets annoyed and asks:
–  Well? Are  you gonna bite them or not?
– Nah,  says the little old Jewish man…, it costs too much!

Friday, April 20, 2018

THÓI XẤU CỦA NGƯỜI VIỆT


Tôi là một cô gái đến từ nước Úc. Vì yêu chồng là người Việt Nam nên tôi theo anh về đây “làm dâu”, mọi người gọi tôi là “dâu tây”.

“Dâu tây” rất hay bị để ý nhưng không thường xuyên bị ne nét, góp ý như “dâu ta”.
Có lẽ vì thế tôi cũng có thời gian quan sát lại những người thân của chồng, những con người nơi quê hương chồng và thấy rằng, ngày Tết, người Việt bộc lộ thật nhiều thói xấu.

Thói xấu thứ nhất là họ đòi hỏi phụ nữ trong nhà phục vụ nhiều điều quá. Mấy chị em dâu bên chồng tôi thức từ 3 giờ sáng để làm cơm, làm cỗ tiếp đãi họ hàng ngày Tết với mẹ chồng.
Tôi không thể dậy từ giờ đó nên cứ mặc họ xủng xoảng xoong nồi bát đĩa dưới bếp, ôm chồng ngủ tiếp đến sáng sớm hôm sau. Đó cũng là một trong những nguyên do họ gọi tôi là “dâu tây”.

Không biết những gia đình khác thế nào, bên nhà chồng tôi dâu tây cũng dễ được bỏ qua, nhưng nếu là một chị em dâu khác giờ đó chưa dậy sẽ bị bóng gió là “lười chảy thây”, có khi sáng mùng 1 đã bị mẹ chồng mặt nặng mày nhẹ.

Nhiều nàng dâu vì không muốn gặp cái sự mặt nặng mày nhẹ này nên cố dậy từ sớm cho xong, chứ họ cũng chẳng thích gì công việc này.

Tôi thì không cố được, tôi có niềm tin riêng của tôi, tôi tin rằng việc đày đọa bản thân như vậy chỉ để chứng minh mình đảm đang tháo vát hay để người khác hài lòng là điều không cần thiết.
Suốt cả những ngày Tết, phụ nữ trong nhà sẽ bận tối mắt lên xuống với làm cơm nấu cỗ, dọn cỗ, phục vụ khách khứa đến nhà dùng cơm.

Trong khi tới lúc ngồi vào ăn họ lại phải ngồi “mâm dưới”, với toàn đám trẻ con hoặc đàn bà với nhau, nhấp nha nhấp nhổm vừa ăn vừa chạy đi phục vụ cho đám đàn ông đang khề khà uống rượu nói chuyện mồm mép chứ tuyệt nhiên không thấy giúp đỡ gì cho người phụ nữ của họ.

Đi lấy thêm đồ ăn – phụ nữ lấy. Đi lấy thêm bát nước mắm – phụ nữ lấy. Đồ ăn trên bàn nguội lạnh cần đem đi hâm nóng – cũng là phụ nữ làm.
Như vậy thật xấu xí.
Bàn tiệc kia nên có sự điểm xuyết, đàn ông phụ nữ ngồi bên nhau, và phụ nữ được nhận lời cảm ơn, sự trân trọng về bữa cơm rất công phu họ đã nấu, được người đàn ông của họ phục vụ, chăm chút lại, thế mới đúng là ngày đoàn viên, vui vẻ đầm ấm cho tất cả mọi người.

Những bữa cơm là nỗi kinh hoàng của tôi khi mẹ chồng chưa xong bữa này đã lên kế hoạch cho bữa sau và tất cả các nàng dâu bắt đầu quay trở lại bếp từ 2 giờ chiều để chuẩn bị cho bữa ăn buổi tối.
Cho nên quanh quanh quẩn quẩn, ngày Tết là ngày phụ nữ cắm mặt vào bếp.
Một thói quen xấu xí nữa của người Việt là “nhậu”.
Đàn ông Việt xấu kinh khủng khiếp trên bàn nhậu.
Mặt mũi nham nhở, đỏ tưng bừng, họ nói chuyện vô nghĩa vì rượu nói chứ họ không nói, họ chuốc nhau và uống để nâng cao sĩ diện chứ không thực sự dùng rượu như ý nghĩa thanh lịch vốn có của loại đồ uống này..
Trên bàn tiệc, đàn ông ép nhau bằng những lời khích tướng hoa mỹ, họ hả hê khi ép được nhau uống, người lịch sự từ chối bị cho là không “hết mình”, không nể mặt người mời rượu.
Chỉ trong vài ngày Tết, số đàn ông Việt nhập viện cấp cứu vì bia rượu lên đến hàng nghìn, những người phải nhập viện vì đánh nhau (cũng do không làm chủ được bản thân do rượu) cũng là hàng nghìn.
Thật xấu xí!
Ngày Tết là dịp gia đình quây quần, gặp gỡ họ hàng hàn huyên, thật ra cũng là dịp để họ tụ tập nói xấu nhau.
Nhà người này người kia năm qua có chuyện gì, kiếm được bao nhiêu, thua lỗ thế nào cũng được mang ra thì thào bình phẩm hết.
Như vậy thật tọc mạch.
Tôi tin tài chính, những chuyện xảy ra trong nội bộ gia đình là những chuyện riêng tư, không phải đề tài để ai đó khác mang ra “làm mồi nhậu”, đặc biệt khi họ chẳng giúp được gì.
Khi mới sang đây tôi rất thích văn hóa lì xì của quê hương chồng trong ngày Tết.
Một chút tiền trong chiếc phong bao nho nhỏ màu đó mang ý nghĩa mang tới may mắn cho người được lì xì.

Nhưng sự thích thú nhanh chóng biến thành mất hứng khi tôi chứng kiến có những bà mẹ già tranh thủ gặp con này nói xấu con kia, trách móc nó không mừng tuổi mình hoặc mừng tuổi không nhiều, hoặc mang ra so sánh người này mừng nhiều người kia mừng ít.
Tôi nói với chồng tôi, đất nước của anh rất xinh xắn, tươi đẹp, con người thân thiện, hiếu khách, nhưng hóa ra cũng còn thật nhiều điểm xấu, hơi… kém văn minh.

Anh lại cười gọi tôi là “dâu tây” – như cách rất nhiều người Việt đã ứng xử lại với tôi mỗi khi tôi cư xử khác họ.
Tôi không thỏa mãn với câu trả lời này, bởi xét cho cùng, dâu “loại” nào đi chăng nữa, thì cũng là vợ, là mẹ, họ lấy chồng và mong muốn một cuộc hôn nhân mang lại cho mình hạnh phúc, bình đẳng – chẳng phải vậy sao?






NỢ CỨT (Phạm Thế Việt)

Không có văn bản thay thế tự động nào.

Ngày đó hợp tác xã ra một chiến dịch thu gom phân bắc (cứt người), mỗi gia đình một tháng phải đóng đủ mười cân, nếu không đóng đủ thì bị cắt gạo. Thật là một chiến dịch có một không hai trong xã hội loài người. Vậy nên, khi chiến dịch ra đời, cái cầu tiêu trở nên vô cùng quan trọng và cấp thiết. Người người, nhà nhà mua xi măng mua gạch về xây cầu tiêu. Cầu tiêu phải làm bằng xi măng thì cứt mới không bị phân huỷ, chứ ỉa xuống đất vài ngày là bọ hung ăn hết, lấy gì mà đóng cho nhà nước. Vậy nên, cái cầu tiêu quan trọng hơn cái nhà. Chuyện ỉa đái lúc này cũng cực kỳ quan trọng, dù ai đó có bị tào tháo rượt ở đâu thì cũng phải nhanh nhanh ba chân bốn cẳng chạy thẳng về cầu tiêu nhà mình mà giải quyết chứ để mất đi một cục là mất đi lon gạo chứ chẳng chơi. Nhiều người đi làm ngoài đồng, ngày trước, khi mắc ỉa thì chạy vô bờ, vô bụi làm đại cho xong, nhưng bây giờ, làm như vậy có mà đói chết. Vậy nên, phải tìm cách, có người làm đại vào bao ni lông, có người cuộn trong lá chuối, có người cẩn thận hơn đi vào trong cái càmèn đựng cơm để mang về cho an toàn mà đổ xuống cầu. Có nhiều chuyện dở khóc dở cười trong chiến dịch này lắm, ai sống thời đó chắc biết. Khi chiến dịch ra đời thì cũng là lúc không biết bao nhiêu con chó phải chết. Chó chết vì đói, cơm khoai đã không có ăn, đến cục cứt cũng bị nhà nước dành mất thì lấy gì mà sống. Nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, cố gắng lắm không để thất thoát cục nào, vậy mà đến tháng vẫn không đủ cân nộp, má tôi sai anh em chúng tôi đi tìm đá sỏi bỏ vào cho đủ. Khi mang lên cân người ta kiểm tra và phát hiện nhà tôi gian lận nên lập biên bản và làm kiểm điểm. Họ còn ghi rõ ràng trong biên bản gian lận như thế nào, có bao nhiêu cục cứt và bao nhiêu cục đá sỏi. Quả đúng không sai, cái đời người nông dân u tối làm sao mà lừa được mấy ông nhà nước, mấy ông tinh vi vô cùng. Kết quả là nhà tôi bị cấm không cho nhận gạo một tháng. Trong một buổi họp người ta đưa tên má tôi ra kiểm điểm trước dân về việc gian lận lấy đá sỏi trộn với cứt để nộp cho nhà nước. Họ không cho má tôi phân bua gì hết. Nhưng không đành lòng nhìn cảnh con đói, bà đứng dậy thẳng thừng, dứt khoát. Bà nói: Việc tôi làm gian lận tôi chịu trách nhiệm trước toàn thể mọi người, nhưng các người nhìn đi thì cũng phải nhìn lại, nhìn ngược thì cũng phải nhìn xuôi, các người có nhìn vào nhà tôi không, nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, tôi thì suốt ngày đi làm ngoài hợp tác xã, có cục nào tôi đã ỉa ngoài hợp tác xã hết rồi, còn con tôi ở nhà, nó là con nít nó ăn bao nhiêu, ỉa bao nhiêu, nó ỉa ra cục nào chó lủm cục đó thì lấy đâu đủ cứt để mà nộp cho mấy ông. Vậy mà bây giờ mấy ông kiểm điểm tôi, cắt gạo thì lấy gì tôi nuôi con, lấy gì ăn để mà ỉa mà đem cứt nộp cho mấy ông. Nói gì thì nói, la gì thì la, nhà tôi vẫn bị cắt gạo tháng đó. Không còn gì khốn nạn hơn thế. Nói thiệt, đến bây giờ trong hồ sơ giấy tờ ở kho lưu trữ quốc gia thì nhà tôi vẫn còn một món nợ lớn với nhà nước mà không thể nào trả nổi, đó là nợ cứt.
( Phạm Thế Việt )

Wednesday, March 28, 2018

CẮT CỎ

Giáp sang Mỹ được hai năm.

Giáp đi một mình vì vợ bỏ sau lần thăm nuôi đầu tiên. Giáp nghĩ thật chính xác, nếu muốn có chút đỉnh tiền dưỡng già cuộc đời ở Việt Nam, không gì bằng cố đi làm và tiết kiệm.

Giáp thuê phòng ở chung với gia đình người bạn. Chiếc xe truck có mui với ổ khóa chắc chắn, chứa một máy cắt cỏ, một máy tỉa cành cây và một máy thổi hơi cầm tay. Giá tất cả ba cái máy khoảng một trăm Mỹ kim, sau mấy lần chọn lựa ở chợ trời. Hôm ra nghề, Giáp đến gõ cửa nhiều nhà có sân cỏ trên con đường kéo dài chừng hai miles. Kết quả thật không ngờ, ba nhà Mỹ trắng, một nhà thờ Tin Lành, hai nhà người Ý và một của bà Việt Nam.
Hợp đồng hai tuần cắt cỏ một lần, Giáp sắp xếp lịch trình xen kẽ nên tuần nào cũng có việc làm, thay vì tập thể dục như những người bản xứ dắt chó, hoặc mang mắt kiếng chạy bộ bên lề đường, mồ hôi nhễ nhại.

Muốn giữ chữ tín để làm ăn lâu dài, Giáp điều chỉnh độ cao, đẩy xe với tốc độ vừa phải, cắt tỉa và hốt sạch cỏ chung quanh, nên chủ nhà nào cũng hài lòng với sân trước vườn sau thoáng đẹp.

Trung bình mỗi tháng Giáp kiếm được ba trăm đồng về công việc cắt cỏ, đủ trả tiền phòng và thực phẩm. Riêng tiền lương làm hãng thì để dành.

Lần đầu tiên đến cắt cỏ nhà người đàn bà Việt Nam, Giáp được biết sơ qua lý lịch: Võ Thúy Phượng, khoảng 40 tuổi, sống với người con trai đang học Dược.   Khi người chồng ở California bảo lãnh 2 mẹ con bà sang Mỹ thì ổng liền đề nghị chia tay ngay tại sân bay Los Angeles, vì ổng lỡ có 2 đứa con khác với bà vợ kế.   Bà đồng ý chia tay, và từ chối nhận số tiền “bán chồng”.

Bà Phượng sang tiểu bang này, theo lời hướng dẫn của một người thân. Bà làm việc tất bật, xong việc hãng, bà chui vào nhà hàng rửa chén, cố làm ra tiền để nuôi thằng con trai ăn học...

Hôm đầu tiên đến cắt cỏ, nhìn thấy Phượng có nhan sắc, rực rỡ lúc “hoàng hôn”, Giáp lại xúc động, tình nguyện làm giúp Phượng những việc như cắt tỉa sửa lại vài nhánh cây, chậu bông, hàng rào. Giáp cũng được bù đắp những thức ăn tuyệt vời, nào chả giò, phở, nào bún bò Huế do chính tay Phượng nấu. Phượng và Tuấn, con trai của Phượng, dành cho Giáp những tình cảm đặc biệt .

Thế rồi, một chuyện xảy đến ngoài sự mơ ước của Giáp, sau khi cùng Phượng lái xe đưa Tuấn ra sân bay về thăm ông bà ngoại ở Việt Nam nhân lúc nghỉ hè, Phượng kề tai nói nhỏ với Giáp:
“Anh đưa XE anh vào GARAGE của em đi!”

Những cơn mưa đổ xuống hai vùng đất hạn hán từ lâu, những điếu thơm lừng của người cai thuốc hút trở lại, trời đất bị bỏ bơ vơ. Đêm ấy, Giáp đánh thức Phượng nhiều lần, mà lần nào cũng hấp tấp vụng về, như lúc đưa xe TRUCK vào GARAGE tương đối nhỏ hẹp nhà Phượng.

Giáp siêng năng kỳ lạ, không như hợp đồng lúc ban đầu là hai tuần cắt cỏ một lần, Giáp lại cắt hàng tuần, có khi mỗi tuần cắt hai ba bận.

Thế rồi, tuần trước, Giáp nhận được thư của Phượng để trên bàn trước khi đi làm:

Kansas City, ngày...
Anh Giáp quý mến!
Phượng suy nghĩ nhiều lần mới viết thư này. Anh và Phượng đều xấp xỉ ngũ tuần rồi. Vả lại, anh thấy đó, em làm hai job... chúng ta nên giữ hợp đồng hai tuần “cắt cỏ” một lần, khỏe thì thỉnh thoảng một tuần một lần thôi. Tuần rồi anh “tỉa” tới ba lần, cỏ nào mọc cho kịp để anh cắt? Phượng mong anh coi lại cái máy cắt cỏ, nó quá cũ vì mua ở chợ trời.  Em nói ít, mong anh hiểu nhiều, anh nhé!
Phượng.

Giáp bật lửa châm thuốc, nhả những vòng khói tròn lung linh đuổi nhau bay lên trần. Người bạn chủ nhà bước ra nhìn thấy Giáp, ngạc nhiên hỏi:
- Ủa, tối nay cuối tuần không cắt cỏ cho bà Phượng sao?
Giáp hớp một ngụm cà phê rồi đáp:
- Bả nói cỏ mọc không kịp cho tao cắt.
Nghe trả lời vậy, người bạn đưa hai tay lên trời:
- Thầy chạy ông rồi!
(Của thiên “hạ”, không phải của thiên “lôi”)

Tuesday, March 27, 2018

BÀI THƠ CHO NƯỚC (Trương Chi)

Image may contain: 1 person, smiling, standing, tree, outdoor and nature
1. Tôi sinh ra giữa lòng Cộng Sản
Và lớn lên dưới ảnh Bác Hồ
Bao nhiêu năm viết “Độc lập - Tự do...
và Hạnh phúc” nhưng chưa từng thấy thế.    
.
2. Đất nước tôi có bao người tuổi trẻ
Đều lầm tin vào lịch sử Đảng truyền
Họ nói rằng: Bác là thánh, là tiên
Người đưa Nước thoát khỏi vòng nô lệ.          
.
3. Nhưng trong tôi thắp muôn vàn lý lẽ
Cuộc chiến nào mà Đảng thắng - Nước thua?
Dân làm giặc mà Đảng lại làm vua
Trên danh nghĩa “kẻ tôi đòi trung hiếu”        
.
4. Đất nước tôi tất thảy do Đảng liệu
Đảng phân công, quản lý hết cuộc đời
Từ cây kim, sợi chỉ đến chén cơm, manh áo dù rách nát, nhỏ nhoi
Thì tất cả đều nhờ ơn của Đảng            
.
5. “Yêu Tổ quốc” có nghĩa là “yêu Đảng”
“Chống chính quyền” là “phản bội quê hương”
Bao người vì non sông với niềm tin vào ngày mai nước Việt hùng cường
Đều lần lượt chịu tù đày, khổ ải          
.
6. Đất nước tôi có gì không độc hại
Từ thức ăn, nước uống đến không khí ô nhiễm tràn lan
Từ nhu yếu phẩm của đứa trẻ sơ sinh đến cụ già sắp lìa khỏi trần gian
Đều tẩm độc vào xác - hồn nước Việt            
.
7. Có nơi đâu mà người dân thua thiệt
Bằng thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa thế này không?
Máu dân oan đã nhuộm đỏ sông Hồng
Loài hung bạo chiếm hết trời - đất - biển…          
.
8. Đất nước tôi với mọi điều trái ngược
Ngược văn minh, ngược tiến hóa loài người
Những phát ngôn của quan chức nực cười
Ngược đời thế, nhưng “tài tình lãnh đạo”       
.
9. Ươn hèn nhất, bọn bút nô - Tuyên giáo!
Với hàng trăm tờ báo, đài vô tuyến - truyền hình
Ngoài mị dân, ru ngủ, chỉ những tin “cướp - giết - hiếp” hay bản nhạc “đúng quy trình”
Còn nhục nước họa dân thì muôn đời nín lặng            
.
10. Đất nước tôi với sưu cao thuế nặng
Còn hơn thời phong kiến, thực dân
Những trạm BOT mọc lên khắp tỉnh thành
Cùng hàng vạn “áo vàng” chực rình thu mãi lộ.          
.
11. Ôi chân lý mà bao người “giác ngộ”
Làm suy đồi đạo đức mấy ngàn năm
Đưa quốc dân vào chia rẽ - thù hằn
Và kiềm tỏa đường tương lai dân tộc            
.
12. Đất nước tôi mất dần vào Trung Quốc
Mất Hoàng Sa, rồi mất đến Trường Sa
Mất Biển Đông, Bản Giốc, rồi những nơi trọng yếu của nước nhà
Đảng biết rõ, nhưng làm ngơ tất cả.              
.
13. Từ có Đảng, biết bao điều tai họa
Như mệnh trời muốn thử thách người Nam
Mà Đảng vẫn huênh hoang nào “thắng lợi vẻ vang”
Nào “thời đại Hồ Chí Minh”, nào “dân giàu nước mạnh”     
.
14. Đảng hào nhoáng với ngai vàng lấp lánh
Còn dân đen thì đói khổ, nghèo nàn
Những ủy ban, hội đồng… đều mang mác “nhân dân”
Chỉ kho bạc là của riêng “nhà nước”          
.
15. “Đổi mới” rồi “kiến tạo” với bao đời Thủ tướng
Bao đời Tổng Bí thư từ Chinh, Duẩn, Linh, Mười…
Bao sai lầm mà Đảng chẳng nên người
Sợi kinh nghiệm rút kiếp nào cho hết          
.
16. Đảng cứ sống và dân thì cứ chết
Cứ chết dần trong mơ ước tàn phai
Trong căn bệnh ung thư hay tai nạn giao thông… rồi sẽ đến một mai
“Chết từ từ” để giết nòi giống Việt.            
.
17. Tôi xấu hổ khi nói cùng thứ tiếng
Và viết chung ngôn ngữ với một đảng đê hèn
Hít thở bầu khí quyển màu đen
Bóp nghẹt Tự Do ở dưới triều Cộng Sản          
.
18. Tôi sinh ra giữa lòng Cộng Sản
Nhưng tôi là một người Việt Tự Do
Trong tim tôi là lý tưởng Quốc Gia
Và chính nghĩa là chủ trương dân tộc          
.
19. Xin cảm ơn những tấm gương bất phục
Và những người yêu Nước của hôm nay
Đã dấn thân vào những chốn đọa đày
Vẫn khí khái cất cao lời tranh đấu.            
.
20.. “Ghét Cộng Sản” chẳng bao giờ là xấu
“Yêu đồng bào” từ giòng máu Việt Nam
Chúng ta là con cháu xứ Văn Lang
Và thề quyết làm sáng danh Hồng - Lạc        
.
21. Hỡi những người trai, cô gái Việt
Hãy đứng lên vì non nước lầm than
Diệt bá quyền, lật đổ lũ tham tàn
Cho không thẹn với hồn thiêng sông núi        
.
22. Hãy bước đi theo tiếng đời thúc gọi
Triệu tấm lòng vì đất nước - quê hương
Sẽ noi gương anh dũng của Trưng Vương
Mang ý chí Diên Hồng xây đắp nền Cộng Hòa tự chủ.      
(Cho quê hương Việt Nam, mùa Xuân 2018)
Trương Chi

Thursday, March 8, 2018

NỖI ĐAU CỦA MỘT CÔ GIÁO.


Làm học sinh sợ đến trường,
một giáo viên phải quỳ gối xin lỗi

(NLĐO) - Cô giáo bắt các học sinh vi phạm nội quy quỳ gối trong giờ học làm nhiều em sợ không dám đến trường. Phụ huynh đến trường bắt cô giáo phải quỳ gối xin lỗi.

Ngày 5-3, 2018, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Long An cho biết đang xác minh vụ cô giáo bị buộc phải quỳ gối đề xin lỗi phụ huynh, xảy ra tại trường Tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức.

Trước đó, trong lúc giảng dạy có một số học sinh vi phạm nội quy đã bị cô B.T.T.N - giáo viên Trường Tiểu học Bình Chánh - phạt bằng hình thức bắt quỳ gối. Ngày 28-2, có 4  phụ huynh có con bị phạt đã đến trường lớn tiếng trách móc cách hành xử của cô N. Cô N. đã nhận lỗi và hứa sẽ khắc phục sai sót. Tuy vậy, 1 phụ huynh trong số đó đã không đồng ý. Trước áp lực của phụ huynh, cô giáo này đã bảo mình sẽ quỳ gối để nhận lỗi với thời gian 40 phút.

"Chúng tôi thật bàng hoàng"
Sáng 5-3, tiếp xúc với phóng viên Báo Người Lao Động, nhiều giáo viên rất bức xúc trước cách cư xử của các phụ huynh này. Theo đó, dù lúc đó có cả hiệu trưởng xuống can thiệp và hứa sẽ xử lý vụ việc nhưng 4 phụ huynh vẫn gây áp lực. Cuối cùng cô N. đã phải quỳ xin lỗi trước sự chứng kiến của một số giáo viên khác. Nhiều giáo viên chán nản nói: "Chúng tôi thật bàng hoàng và xấu hổ khi biết đồng nghiệp của mình phải quỳ đúng 40 phút mới được phụ huynh đồng ý. Hình ảnh cô giáo trẻ nhiệt huyết với nghề, mới sinh con không lâu, đã bị phụ huynh làm ảnh hưởng tâm lý rất nghiêm trọng qua vụ này".
Người buộc cô giáo phải quỳ xin lỗi là thư ký Hội Luật gia - Ảnh 1.
Trường Tiểu học Bình Chánh, nơi xảy ra vụ việc ( ảnh: CTV)

Một giáo viên của trường kể: "Ngày 28-2, có 4 phụ huynh tới trường lớn tiếng phản ánh cách giáo dục của cô N. vượt quá chuẩn mực sư phạm là phạt học trò quỳ gối tập thể vì nhiều học sinh không làm bài, không thuộc bài và nói chuyện trong giờ học. Có một số học sinh không vi phạm nhưng do phạt tập thể nên phải quỳ gối luôn. Khi biết mình sai, cô đã nhận lỗi và hứa khắc phục sai sót. Dù vậy, phụ huynh vẫn không đồng tình.

Bị sức ép, cô N. nói: "Vậy tôi sẽ quỳ tại đây". Lúc này, Hiệu trưởng Huỳnh Công Sơn đại diện trường xin lỗi phụ huynh, đồng thời hứa sẽ có biện pháp xử lý đối với cô giáo. Ông nói: "Thôi cô không được quỳ" rồi rời khỏi phòng. Tuy nhiên, do bị các phụ huynh làm áp lực, cô N. phải quỳ trước mặt 4 phụ huynh, có sự chứng kiến của một số giáo viên của trường. "Do áp lực của chính phụ huynh buộc cô phải quỳ cho họ vừa lòng" - một giáo viên bất mãn nói.

"Chúng tôi không bỏ qua"
Sáng 5-3, ông Phạm Hữu Vốn, chủ tịch Hội Phụ huynh học sinh trường, cho biết người buộc cô giáo phải quỳ suốt 40 phút là ông Võ Hòa Thuận, thư ký Hội Luật gia của một huyện thuộc tỉnh Long An. Trước đây ông Thuận là cán bộ tư pháp của một xã thuộc huyện Thủ Thừa và là đảng viên sinh hoạt chi bộ ấp.

Ông Vốn thuật lại: "Bữa đó có tôi, hiệu trưởng cũng lập biên bản sự việc nhưng sau đó họ không ký. Chính tôi nhận khuyết điểm thay cho cô N. nhưng phụ huynh không đồng ý. Họ thật là quá đáng! Giáo viên phạt học sinh là bình thường. Đánh khẻ tay học sinh mới dạy nó nên người. Quan điểm của tôi là làm như thế tổn thương cô giáo rất nhiều. Bây giờ vô lớp làm sao cô dạy được. Cô này còn trẻ tuổi, mới sinh con không lâu.

Tôi đã xin ông Thuận để cô N. khắc phục nhưng ông Thuận không nói gì. Nếu bắt cô quỳ vậy có chuyện gì thì sao. Tôi kêu ông Thuận nói là một chút thấy cô quỳ phải đỡ cô lên. Làm vậy tội lắm. Vậy mà ông Thuận kêu phải quỳ đúng 40 phút mới chịu. Vậy mà ổng về nhà còn ca ngợi là đụng tới con ổng là phải vậy. Ổng là thư ký hội luật gia mà làm vậy. Lúc bắt cô giáo quỳ ông Thuận còn nói là:"Tôi thấy mặt cô là tôi không ưa rồi đó". Ông Thuận là người biết luật mà làm vậy thì sao. Tôi không bỏ vụ này này đâu. Ông này cố ý làm nhục người khác rõ ràng".

Chiều 5-3, ông Trần Văn Tươi, Chủ tịch UBND huyện Bến Lức, xác nhận từ thông tin đăng trên Người Lao Động Online, UBND huyện đã yêu cầu Phòng GD-ĐT và UBND xã Nhựt Chánh báo cáo toàn bộ sự việc liên quan đến trường hợp của cô B.T.T.N, giáo viên Trường Tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh về thường trực để nắm diễn biến.

"Trưa nay, 5-3, UBND huyện tổ chức cuộc họp nghe phản ánh vấn đề này, ngay sau đó, UBND huyện chỉ đạo thành lập tổ thanh tra để kiểm tra, xác minh làm rõ các hành vi liên quan đến học sinh bị bắt quỳ gối và cô giáo quỳ gối để xin lỗi phụ huynh. Trên cơ sở đó, có biện pháp giải quyết cụ thể"- ông Tươi thông tin.

Theo chủ tịch UBND huyện, bí thư huyện ủy đã chỉ đạo Đảng ủy xã Nhựt Chánh kiểm tra việc đảng viên Võ Hòa Thuận, hiện đang sinh hoạt tại Chi bộ ấp 6, xã Nhựt Chánh là một trong những người làm áp lực với cô N.

Ông Nguyễn Thanh Tiệp, Giám đốc Sở GĐ-ĐT Long An, hứa sẽ họp và bàn biện pháp để việc giáo dục được tốt hơn, nhất là đối với cấp tiểu học. Ngoài ra, ông Tiệp đề nghị cơ quan chức năng quan tâm làm rõ trách nhiệm của ban giám hiệu trường, của bảo vệ khi không can thiệp kịp thời, để gây ra tình trạng mất trật tự, an ninh tại trường học.

Chiều cùng ngày, khi đến Trường Tiểu học Bình Chánh gặp một số phụ huynh chờ đón con tan học, chị Nguyễn Thu Hiền (39 tuổi, ngụ ấp 5, xã Nhựt Chánh) xác nhận tin cô giáo của trường bị áp lực phải quỳ gối xin lỗi giờ ai cũng biết. Sáng nay cô N. tới trường nhưng chạy xe rất nhanh không dám đi chậm như những ngày trước đây. Có thể cô mặc cảm vì vụ việc vừa rồi.

Một cán bộ UBND xã Nhựt Chánh thông tin thêm xã năm nay đang phấn đấu đạt xã Nông thôn mới, nhiều tiêu chí cơ bản đã hoàn thành, nếu "dính" vụ này mà ở trường có giáo viên bị kỷ luật sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu chung của địa phương.
Để tìm hiểu thêm những người trong cuộc, phóng viên đã liên hệ với thầy hiệu trưởng và cô N. bằng nhiều cách nhưng không được.

Có dấu hiệu làm nhục người khác
Từ vụ việc cô giáo bị xúc phạm, luật sư Nguyễn Tri Đức, Đoàn Luật sư TP HCM, phân tích: "Vụ việc có dấu hiệu làm nhục người khác. Vụ này cần xác minh làm rõ là ông Thuận có bắt cô giáo quỳ 40 phút hay không hay cô giáo tự nguyện quỳ. Nếu ông Thuận buộc phải quỳ trước mặt nhiều người khác và về nhà rêu rao như lời ông Vốn nói thì đã có dấu hiệu làm nhục người khác cần xử lý. Còn nếu không đủ dấu hiệu xử lý hình sự thì ít nhất cần xử lý hành chính hoặc cô giáo có thể khởi kiện, yêu cầu tòa buộc ông Thuận xin lỗi hoặc bồi thường tổn thất tinh thần. Nói gì đi chăng nữa thì cô giáo có phạt học sinh cũng là chuyện dạy dỗ; còn nếu phụ huynh thấy hình thức phạt nặng thì cũng nên nói giáo viên phạt nhẹ hơn nhưng vẫn phải thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo".

LỜI BÀN CỦA DODUYNGOC

Thời tui đi học, ở bậc Tiểu học bị Thầy Cô cho đòn roi, quỳ gối là chuyện thường tình. Lên đến bậc Trung học chuyện bị Thầy Cô phạt cũng là chuyện bình thường, chẳng có chi quan trọng. Tui nhớ năm học lớp đệ nhị, lớn tồng ngồng rồi mà trong lớp có Thầy dạy Pháp văn chửi anh bạn tui không biết giấu mặt vào đâu cho bớt mắc cỡ. Nhưng ngày xưa Thầy Cô đánh hay phạt học sinh thường là do học sinh ngỗ nghịch, tiếp thu bài vở kém, không chuẩn bị bài, không vâng lời Thầy Cô. Tuyệt nhiên không bao giờ có xen tình cảm cá nhân, hay thù hận trong chuyện đòn roi ấy. Cũng không bao giờ vì không có quà hay không tham gia học thêm các lớp của Thầy Cô mà bị phạt bao giờ. Vì lý do đơn giản là thời ấy không có chuyện Thầy Cô đòi quà và bắt phải học thêm để tăng thu nhập. Và cả phụ huynh và xã hội thời bấy giờ chấp nhận con cái đi học là phải chịu sự rèn giũa và trừng phạt của Thầy Cô. Bị phạt, về nhà không dám mở miệng, bởi nếu bố mẹ biết lại bị thêm đòn.


Giáo dục ngày nay không còn lề lối như cũ và bảo phải tôn trọng nhân cách học sinh, cho nên cảnh phạt đòn roi trong nhà trường không còn nữa. Tui không phản bác điều này. Tuy nhiên, phải nghiêm khắc trong giáo dục, nhất là tuổi trẻ con, để cho học sinh phải biết nghe lời của Thầy Cô giáo, có như thế mới dạy được học sinh. Và đó là trách nhiệm của những người làm giáo dục.

Một cô giáo trẻ vì bắt học trò quỳ gối mà phải quỳ gối y như vậy để xin lỗi phụ huynh thì tui nghĩ sau phút đó, cô giáo làm sao tiếp tục dạy dỗ học trò? Sự băng hoại và suy đồi của một nền giáo dục hiện rõ nơi hành động ấy.

Đọc tin, thấy phẫn nộ. Đầu tiên là giận những người phụ huynh học sinh, họ không còn sự tôn trọng những người đang dạy dỗ con mình, cố dồn Cô giáo vào chân tường để thị uy, để bõ tức, để cho thấy quyền lực của họ. Họ nghĩ ràng họ bỏ đồng tiền để đóng học phí là họ có quyền bắt kẻ khác phải ngoan ngoãn nghe lời mình. Họ xem tiền cao hơn nhân phẩm của một con người. Nhưng họ không nghĩ rằng họ đang làm một hành động xấu xa để cho con họ noi theo. Kể từ đó, những cậu học trò kia trở thành đám kiêu binh chẳng còn biết sợ ai, nể ai trong lớp học. Lớn lên, ra đời, chúng chỉ là một lũ mất dạy dù có mang trong mình biết bao bằng cấp, biết bao học hàm, học vị, biết bao quyền cao, chức trọng.

Lại vừa bực với người hiệu trưởng. Là người có chức vụ lớn nhất trong nhà trường, người hiệu trưởng phải có trách nhiệm bảo vệ, tranh đấu cho nhân viên của mình, không thể để phụ huynh làm nhục cô giáo trong nhà trường của mình được. Thế mà ở đây, hiệu trưởng đứng nhìn cô giáo của trường mình quỳ gối. Một sự bất lực hèn hạ.

Và cuối cùng, vừa giận mà cũng vừa thương cho cô giáo. Giận vì cô ấy quá bạc nhược, quá hèn khi hành động như vậy. Hành động đó không xứng đáng tư cách của một nhà giáo, một người đang đứng trên bục giảng. Mai này cô làm sao tiếp tục dạy học, làm sao để răn dạy các em.

Nhưng rồi, nghĩ lại cũng thương cho cô ấy. Cũng vì chén cơm manh áo mà chịu nhục. Chắc cô ấy cũng đau đớn, cũng tủi hổ lắm khi quỳ gối xin lỗi. Cũng nhận biết nhân phẩm của mình đang bị chà đạp. Nhưng phận hèn, biết làm sao hơn. Để được có chỗ dạy, chắc cũng phải tốn kém không ít, và giữ để được tiếp tục đứng lớp, cũng không phải là điều dễ dàng. Thôi thì đành cắn răng mà chịu nhục vậy. Đau lắm chứ! Tủi lắm chứ. Nhưng đành lòng làm vừa lòng mọi người để cuối tháng có được đồng lương.

Và nếu lên án chăng là lên án cái xã hội đốn mạt này, cái nền giáo dục quái thai, quái dị này. Nó chính là thủ phạm của những trò kỳ quặc, xấu xa, trơ trẽn, vô lý, băng hoại diễn ra hàng ngày dưới mái trường. Chốn học đường không còn lễ nghĩa, chẳng còn đạo lý, cũng chẳng còn tôn ti trật tự. Tình nghĩa Thầy trò quy thành tiền bạc, quà cáp, tiền trao cháo múc. Sòng phẳng một cách tàn nhẫn.
Nó trở thành cái chợ chữ, nơi đó người ta bỏ đồng tiền ra để mua cái chữ. Do vậy, kẻ bán, người mua chẳng còn chút gì để tôn trọng nhau. Chỉ là anh mua và tôi bán, thế thôi.

Kiểu giáo dục ấy đưa những đứa trẻ đi đến đâu? Hậu quả đã nhìn thấy trước mắt.

Một nền giáo dục phản giáo dục sẽ đào tạo những thế hệ vô giáo dục. Đó là lẽ đương nhiên.

5.3.2018
DODUYNGOC

GỎI XOÀI CÁ SẶC

Tản mạn (L ỜI TỎ TÌNH CUỐI NĂM) Hà Bá thân yêu, Đêm qua, về đến thiên đình, vừa nhớ em, vừa đói bụng, anh liền hí hửng mang hộp “gỏi xoài cá...